Draft:Hoạt động liên tục

From Wikipedia, the free encyclopedia


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hoạt động liên tục là một thuật ngữ kế toán dành cho một doanh nghiệp được giả sử là sẽ đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn. Doanh nghiệp này hoạt động liên tục trong tương lai có thể dự đoán được, ít nhất là 12 tháng kế tiếp hoặc lâu hơn theo kỳ kế toán quy định, mà không có nguy cơ giải thể . Giả định hoạt động liên tục đối với doanh nghiệp thể hiện tuyên bố cơ bản về ý định tiếp tục hoạt động ít nhất là trong năm tới, đây là một giả định cơ bản để lập báo cáo tài chính bao hàm khung khái niệm của IFRS. Do đó, tuyên bố về hoạt động liên tục có nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không cần phải giải thể hoặc cắt giảm đáng kể quy mô hoạt động của mình.

Duy trì tính hoạt động liên tục của một doanh nghiệp được coi là cơ sở cho báo cáo tài chính trừ khi và cho đến khi việc giải thể doanh nghiệp sắp xảy ra. Việc lập báo cáo tài chính dưới giả định này thường được gọi là cơ sở kế toán theo nguyên tắc hoạt động liên tục. Nếu và khi việc giải thể của một doanh nghiệp sắp xảy ra, báo cáo tài chính sẽ được lập dưới cơ sở kế toán theo nguyên tắc giải thể (Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính, 2014.[1]

Khái niệm[edit]

Giả định hoạt động liên tục được hiểu và chấp nhận rộng rãi bởi các kế toán viên; tuy nhiên, nó chưa bao giờ được chính thức sáp nhập vào GAAP của Mỹ[2]. Vào tháng 10 năm 2008, FASB đã ban hành Dự thảo xin ý kiến có tên là "Giả định hoạt động liên tục". Nó thảo luận về các tuyên bố có thể được đưa ra đối với giả định hoạt động liên tục dưới đây:

  • Xem xét lại việc định nghĩa  và kết hợp các thuật ngữ về hoạt động liên tục và nghi ngờ đáng kể vào GAAP của Mỹ.
  • Khoảng thời gian mà ban giám đốc sẽ đánh giá khả năng đáp ứng các cam kết của công ty.
  • Những thông tin mà ban Giám đốc cần xem xét khi đánh giá khả năng đáp ứng các cam kết của công ty.
  • Ảnh hưởng của các sự kiện sau ngày khóa sổ đến đánh giá của ban Giám đốc về khả năng đáp ứng các cam kết của công ty.
  • Nên hay không nên cung cấp thông tin về cơ sở kế toán theo nguyên tắc giải thể.

Một định nghĩa hiện tại về giả định hoạt động liên tục có thể được tìm thấy trong Báo cáo AICPA Tiêu chuẩn Kiểm toán Số 1 Hệ thống hóa các Tiêu chuẩn và Thủ tục Kiểm toán, Mục 341, "Xét đoán của kiểm toán viên đối với khả năng duy trì tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp" (AU Mục 341). Khái niệm "hoạt động liên tục" giả định rằng doanh nghiệp sẽ tồn tại đủ lâu để tất cả các tài sản của doanh nghiệp được sử dụng hoàn toàn. Tài sản được sử dụng hoàn toàn có nghĩa là thu được lợi ích hoàn chỉnh từ tiềm năng sinh lời của chúng (tức là nếu gần đây bạn đã mua thiết bị có giá 5.000 đô la có thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm, thì theo giả định liên tục, kế toán viên sẽ chỉ xóa sổ giá trị của một năm  $1.000 () trong năm nay và để lại $4.000 được coi là tài sản cố định có giá trị kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp).

Phương pháp kế toán[edit]

Nguyên tắc hoạt động liên tục cho phép công ty trì hoãn một số chi phí trả trước cho đến các kỳ kế toán trong tương lai.[3] Giả định hoạt động liên tục là một giả định cơ bản trong lập báo cáo tài chính. Theo giả định hoạt động liên tục, một doanh nghiệp thường được coi là tiếp tục hoạt động kinh doanh trong tương lai gần mà không có ý định cũng như cần phải giải thể, ngừng giao dịch hoặc tìm kiếm sự bảo hộ từ các chủ nợ căn cứ theo luật hoặc các quy định. Theo đó, trừ khi giả định hoạt động liên tục không còn phù hợp trong hoàn cảnh của doanh nghiệp, tài sản và nợ phải trả được ghi nhận trên cơ sở rằng doanh nghiệp sẽ có thể ghi nhận tài sản của mình, thanh toán nợ phải trả và được tái cấp vốn (nếu cần) trong quá trình kinh doanh thông thường.[4]

Một doanh nghiệp được giả định là hoạt động liên tục trong trường hợp không xuất hiện thông tin trái ngược trọng yếu. Một ví dụ về thông tin trái ngược đó là một doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của mình khi đến hạn nếu không bán các tài sản lớn hoặc tái cơ cấu nợ. Nếu không thuộc trường hợp trên, một doanh nghiệp về cơ bản sẽ nhận lại tài sản với ý định đóng cửa hoạt động và bán lại tài sản cho một bên khác.[5]

Nếu kế toán viên tin rằng một doanh nghiệp có thể không còn hoạt động liên tục, thì vấn đề là liệu tài sản của doanh nghiệp có bị suy giảm giá trị hay không, dẫn đến việc ghi giảm giá trị ghi sổ của tài sản xuống giá trị thanh lý và / hoặc ghi nhận các khoản nợ phát sinh do doanh nghiệp sắp giải thể (có thể không phát sinh). Do đó, giá trị của một doanh nghiệp được giả định là hoạt động liên tục cao hơn giá trị có thể thu hồi của nó, vì một doanh nghiệp hoạt động liên tục còn có khả năng tiếp tục kiếm được lợi nhuận.

Khái niệm hoạt động liên tục không được xác định rõ ràng ở trong các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung, và do đó cần phải được giải thích rõ khi một đơn vị lập báo cáo. Tuy nhiên, các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận chung (GAAS) chỉ hướng dẫn cho kiểm toán viên về việc xét đoán khả năng duy trì tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

Kiểm toán viên đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động liên tục của đơn vị trong khoảng thời gian không dưới một năm sau ngày báo cáo tài chính được kiểm toán (có thể xem xét trong thời gian dài hơn nếu kiểm toán viên tin rằng cần gia hạn thời gian). Để quyết định xem có mối nghi ngờ đáng kể nào về tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp, kiểm toán viên xem xét các khoản mục như xu hướng giảm trong kết quả hoạt động, tình trạng vỡ nợ, bị từ chối tín dụng thương mại từ các bên cung cấp, các cam kết dài hạn không có lợi và các tranh chấp pháp lý. Nếu có, kiểm toán viên phải lưu ý đến tính không chắc chắn về khả năng tiếp tục hoạt động liên tục của doanh nghiệp trong báo cáo kiểm toán. Mặt khác, việc doanh nghiệp sử dụng giả định hoạt động liên tục không hợp lý có thể khiến kiểm toán viên đưa ra ý kiến bất lợi về báo cáo tài chính.[6] Hướng dẫn này cung cấp một khuôn khổ để hỗ trợ ban giám đốc, ủy ban kiểm toán và bộ phận tài chính khi quyết định có nên áp dụng cơ sở hoạt động liên tục trong lập báo cáo tài chính và đưa ra thuyết minh cân đối, cân xứng và rõ ràng hay không. Các tiêu chuẩn và hướng dẫn riêng biệt được ban hành bởi Ủy ban Thực hành Kiểm toán nhằm giải quyết công việc của kiểm toán viên liên quan đến tính hoạt động liên tục.

Giả định[edit]

Theo giả định hoạt động liên tục, một doanh nghiệp được coi là tiếp tục kinh doanh trong tương lai có thể dự đoán được. Báo cáo tài chính cho mục đích chung được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, trừ khi Ban Giám đốc có ý định giải thể doanh nghiệp hoặc ngừng hoạt động, hoặc không có lựa chọn thực tế nào khác ngoài việc làm như vậy. Báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt có thể hoặc không được lập theo khuôn khổ báo cáo tài chính mà cơ sở hoạt động liên tục là phù hợp (ví dụ: cơ sở hoạt động liên tục không phù hợp với một số báo cáo tài chính được lập trên cơ sở thuế ở các khu vực pháp lý cụ thể). Khi việc sử dụng giả định hoạt động liên tục là phù hợp, tài sản và nợ phải trả được ghi nhận trên cơ sở đơn vị sẽ có thể ghi nhận tài sản của mình và thanh toán các khoản nợ của mình trong quá trình kinh doanh thông thường.[7]

Ứng dụng trong quản trị rủi ro[edit]

Nếu một công ty niêm yết hoặc tư nhân tuyên bố rằng kiểm toán viên của họ nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể coi đó là một dấu hiệu cho rủi ro gia tăng, mặc dù phần vấn đề cần nhấn mạnh trong báo cáo kiểm toán không nhất thiết chỉ ra rằng một công ty đang trên bờ vực mất khả năng thanh toán dài hạn.[8] Mặc dù vậy, một số nhà quản lý quỹ có thể được yêu cầu bán cổ phiếu để duy trì mức độ rủi ro phù hợp trong danh mục đầu tư của họ. Đánh giá tiêu cực cũng có thể dẫn đến việc vi phạm các giao ước cho vay ngân hàng hoặc bị hạ bậc xếp hạng nợ bởi công ty đánh giá hệ số tín dụng, làm cho chi phí nợ hiện tại tăng lên và / hoặc ngăn công ty có thêm nguồn tài trợ bằng nợ. Do những ảnh hưởng đó tới các vấn đề trên của các kiểm toán viên, vào những năm 1970, ủy ban Cohen của Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ đã kết luận rằng ý kiến không chắc chắn của kiểm toán viên về khả năng tiếp tục hoạt động liên tục của doanh nghiệp "có xu hướng là một Lời tiên tri tự ứng nghiệm. Ý kiến không chắc chắn của kiểm toán viên về khả năng tiếp tục hoạt động có thể góp phần làm cho công ty thất bại hoàn toàn.”[9] Các doanh nghiệp cũng nên liên lạc với các cố vấn kinh doanh cũng như kiểm toán viên của họ trong thời gian gặp khó khăn. Việc bàn bạc có thể cho phép các cố vấn và kiểm toán viên giúp đỡ khi cần thiết. Họ có thể giúp doanh nghiệp xem xét lại hoạt động quản trị rủi ro nội bộ cùng với các hoạt động kiểm soát nội bộ khác.

Xem thêm[edit]

Xem thêm[edit]

Nguồn tham khảo[edit]

  1. ^ Financial Accounting Standards Board, 2014
  2. ^ William, Hahn (February 2011). "Going-Concern Assumption: Its Journey into GAAP". The CPA Journal: 26–28.
  3. ^ Accounting Principles. "Learn Accounting Online for Free". Retrieved 13 November 2012.
  4. ^ International Auditing and Assurance Standards Board (2009). Audit Considerations In Respect of Going Concern In The Current Economic Environment. pp. 1–11.
  5. ^ "The Going Concern Principle". Archived from the original on 16 November 2012. Retrieved 13 November 2012.
  6. ^ International Standard on Auditing (2008). Going Concern.
  7. ^ INTERNATIONAL STANDARD ON AUDITING 570 GOING CONCERN. pp. 547–561. {{cite book}}: Missing or empty |title= (help)CS1 maint: numeric names: authors list (link)
  8. ^ "Don't Panic". Accountancy: 85–87.
  9. ^ Venuti, Elizabeth (May 2004). "The Going-Concern Assumption Revisited: Assessing a Company's Future Viability". The CPA Journal.
  10. ^ "PCAOB Working Group: Going Concern". PCAOB. Retrieved 27 January 2013.

Liên kết ngoài[edit]